Công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành triển vọng nhưng không phải ai cũng có thể theo học bởi đây là một ngành “thách thức” đối với tư duy con người. Nhưng cơ hội việc làm và thu nhập của ngành CNTT cực kỳ hấp dẫn. Bài viết dưới đây của vieclamcongnghe.com sẽ chia sẻ đến bạn những cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin để bạn tham khảo trước khi lựa chọn.
Ngành công nghệ thông tin là gì?
Ngành công nghệ thông tin liên quan đến việc sử dụng máy tính và các công nghệ liên quan để thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin. Ngành này bao gồm một số các hoạt động như phát triển phần mềm, thiết kế mạng, quản lý hệ thống, quản lý dự án công nghệ thông tin, an ninh thông tin,…
CNTT đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành kinh doanh và tổ chức, đóng góp vào việc tăng cường khả năng cạnh tranh, cải thiện hiệu suất, quản lý thông tin và tạo ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề kinh doanh, xã hội.
Bật mí cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin
Ngành CNTT đang phát triển nhanh chóng và có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của kinh tế, xã hội nên cơ hội việc làm trong ngành công nghệ thông tin vô cùng lớn, dưới sự tác động của các yếu tố sau:
- Tốc độ tăng trưởng nhanh: Ngành CNTT liên tục phát triển và mở ra nhiều cơ hội việc làm mới. Hiện nay, CNTT không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, tổ chức, từ chính phủ, doanh nghiệp, giáo dục đến y tế và giải trí.
- Sự đa dạng công việc: Ngành CNTT cung cấp nhiều vị trí công việc đa dạng và phong phú như lập trình viên, quản trị hệ thống, chuyên gia bảo mật, kỹ sư phần mềm, chuyên gia trí tuệ nhân tạo, chuyên gia phân tích dữ liệu, quản lý dự án CNTT, kiểm thử phần mềm, chuyên gia phát triển ứng dụng di động, chuyên gia mạng và hệ thống,…
- Sự tăng trưởng của các công ty CNTT: Các công ty CNTT đều đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực CNTT, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các chuyên gia CNTT phát triển sự nghiệp.
- Hợp tác toàn cầu: CNTT là ngành toàn cầu với khả năng làm việc từ xa và sở hữu cơ hội hợp tác với các chuyên gia, công ty trên toàn thế giới, từ đó mở ra cơ hội việc làm tiềm năng trong các công ty quốc tế và dự án toàn cầu.
Ngành CNTT học những gì?
Ngành CNTT đào tạo sinh viên rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng nhằm phục vụ cho công việc sau này, chẳng hạn như:
- Lập trình: Bạn học cách lập trình bằng các ngôn ngữ như C++, JavaScript, Java, Python,…, học cách phát triển phần mềm, tạo ứng dụng và website, xử lý dữ liệu.
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Bạn học cách tổ chức và xử lý dữ liệu hiệu quả, bao gồm các thuật toán tìm kiếm, sắp xếp, các kỹ thuật tối ưu hóa và đồ thị.
- Hệ điều hành: Bạn được giảng dạy về cách hoạt động và quản lý hệ điều hành, bao gồm quản lý bộ nhớ, hệ thống tập tin, quá trình, luồng.
- Cơ sở dữ liệu: Bạn sẽ học về lưu trữ, truy xuất và quản lý dữ liệu trong các hệ cơ sở dữ liệu, bao gồm các khái niệm về quản lý và ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu quan hệ, mô hình dữ liệu.
- Mạng máy tính: Bạn được học về cách thiết kế, xây dựng và quản lý mạng máy tính, bao gồm các giao thức mạng, quản lý mạng, bảo mật mạng, địa chỉ IP.
- An ninh thông tin: Bạn được đào tạo về bảo mật thông tin, bao gồm phân tích, đối phó với các mối đe dọa, xác thực và quản lý quyền truy cập, kỹ thuật mã hóa.
- Trí tuệ nhân tạo: Bạn sẽ học về các thuật toán, kỹ thuật trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và học máy, chẳng hạn như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng hình ảnh và dữ liệu, học sâu.
- Kiến thức khác: Bạn cũng có thể học về quản lý dự án CNTT, thiết kế giao diện người dùng, truyền thông đa phương tiện, công nghệ web, các công nghệ mới như Internet of Things (IoT), Blockchain,…
- Trau dồi kỹ năng mềm: Một số trường đại học còn đặc biệt chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng mềm như tư duy logic, tư duy sáng tạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tự học,… để sinh viên có thể phát huy tối đa khả năng của mình trong vai trò kỹ sư CNTT.
Học công nghệ thông tin làm nghề gì?
Khi học CNTT, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin tại nhiều vị trí khác nhau như:
Lập trình viên
Lập trình viên là người viết mã và phát triển phần mềm, website hoặc ứng dụng. Bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình và công cụ phát triển để tạo ra các sản phẩm CNTT. Công việc của vị trí này bao gồm phân tích yêu cầu, viết mã, kiểm thử, thiết kế hệ thống và bảo trì phần mềm.
Mức lương: Khoảng 12 – 30 triệu VNĐ / tháng.
Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm có nhiệm vụ phát triển phần mềm từ lúc lên ý tưởng đến giai đoạn triển khai. Công việc của bạn bao gồm thu thập yêu cầu khách hàng, phân tích yêu cầu, lập trình, kiểm thử, thiết kế hệ thống và triển khai phần mềm.
Mức lương: Khoảng 15 – 35 triệu VNĐ / tháng.
Quản trị hệ thống
Công việc của vị trí này bao gồm cài đặt, cấu hình, bảo trì và giám sát hệ thống. Bạn phải xử lý sự cố, tối ưu hóa hiệu suất hệ thống, sao lưu dữ liệu và triển khai bảo mật. Khi làm quản trị hệ thống, bạn cần hiểu về mạng máy tính, hệ điều hành, ứng dụng và các công nghệ liên quan.
Mức lương: Khoảng 15 – 35 triệu VNĐ / tháng.
Chuyên gia bảo mật
Chuyên gia bảo mật có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và hệ thống mạng. Công việc của bạn bao gồm đánh giá, phân tích lỗ hổng bảo mật, triển khai các biện pháp bảo mật, phân tích các mối đe dọa, giám sát mạng – hệ thống và ứng phó với các vụ vi phạm bảo mật.
Mức lương: Khoảng 20 – 40 triệu VNĐ / tháng.
Chuyên gia trí tuệ nhân tạo
Chuyên gia trí tuệ nhân tạo sẽ thiết lập và triển khai các hệ thống AI, máy học, khai phá dữ liệu. Công việc của bạn bao gồm thu thập, tiền xử lý dữ liệu, xây dựng mô hình dự đoán, phân loại, tối ưu hóa thuật toán, áp dụng các kỹ thuật AI để giải quyết vấn đề thực tế,…
Mức lương: 20 – 45 triệu VNĐ / tháng.
Chuyên gia phân tích dữ liệu
Công việc của bạn khi làm vị trí này bao gồm thu thập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, áp dụng các phương pháp phân tích, hình dung dữ liệu, tạo ra báo cáo,…
Mức lương: Khoảng 18 – 35 triệu VNĐ / tháng.
Quản lý dự án CNTT
Quản lý dự án CNTT có vai trò lập kế hoạch, điều phối và quản lý các dự án CNTT. Công việc của bạn bao gồm xác định yêu cầu dự án, phân tích rủi ro, lập lịch trình, phân công công việc, theo dõi tiến độ, quản lý tài nguyên,…
Mức lương: Khoảng 20 – 45 triệu VNĐ / tháng.
Chuyên gia phát triển app trên nền tảng di động
Chuyên gia phát triển ứng dụng di động có trách nhiệm thiết lập và triển khai ứng dụng trên các nền tảng di động như iOS, Android. Công việc của bạn bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế giao diện, lập trình ứng dụng và kiểm thử.
Mức lương: Khoảng 18 – 40 triệu VNĐ / tháng.
Chuyên gia về mạng và hệ thống
Chuyên gia mạng và hệ thống có trách nhiệm xây dựng, cấu hình, duy trì mạng máy tính, hệ thống thông tin. Công việc của bạn bao gồm cài đặt, cấu hình hệ thống mạng, giám sát, bảo trì hiệu suất mạng, xử lý sự cố mạng, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, triển khai các biện pháp bảo mật mạng,…
Mức lương: Khoảng 15 – 35 triệu VNĐ / tháng.
Kiểm thử phần mềm
Công việc của vị trí này bao gồm xác định kịch bản kiểm thử, thiết kế các ca kiểm thử, thực hiện kiểm thử, ghi nhận và báo cáo lỗi nên bạn cần có kiến thức về kỹ thuật kiểm thử phần mềm, quy trình kiểm thử và công cụ kiểm thử.
Mức lương: Khoảng 15 – 30 triệu VNĐ / tháng.
Học ngành CNTT làm việc ở tổ chức nào?
Kỹ sư CNTT có khá nhiều sự lựa chọn với vị trí làm việc cũng như môi trường công tác đa dạng, chẳng hạn nhưi:
- Công ty, doanh nghiệp hoặc tập đoàn hoạt động về CNTT trong và ngoài nước.
- Công ty chuyên sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng cho máy tính, điện thoại cùng các thiết bị công nghệ khác.
- Công ty cung cấp giải pháp tích hợp cho công việc.
- Công ty cung cấp giải pháp về mạng, an ninh mạng, bảo mật thông tin,…
- Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty hoạt động trong các lĩnh vực như: Công nghệ, giáo dục, giải trí, ngân hàng, y tế,…
- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung tâm chuyên cung cấp các chương trình đào tạo về CNTT.
Những cơ sở đào tạo ngành CNTT hàng đầu
Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và các trung tâm đào tạo về CNTT, một số cái tên nổi bật có thể kể đến như:
Hệ đại học
Tại Việt Nam, ngành CNTT được đào tạo trong thời gian từ 4 – 5 năm học với hệ đại học, một số trường đại học đào tạo uy tín ngành CNTT là:
- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (đào tạo nhóm ngành CNTT)
- Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh (đào tạo ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính)
- Học viện Bưu chính viễn thông (ngành CNTT và an toàn thông tin)
- Đại học FPT (đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin)
Hệ cao đẳng
Ngoài các trường đại học, ngành CNTT cũng được đào tạo bởi các trường cao đẳng uy tín như:
- Cao đẳng nghề Bách khoa
- Cao đẳng Công nghệ và thương mại Hà Nội
- Cao đẳng nghề thực hành FPT
Một số trung tâm đào tạo CNTT
Bạn có thể chọn học CNTT tại một số trung tâm uy tín sau nếu muốn thay đổi nghề nghiệp hiện tại: Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế APTECH FPT, Học viện khoa học máy tính KMIN, Trung tâm tư vấn và đào tạo BAC, Trung tâm đào tạo CNTT Athena, Trung tâm đào tạo CNTT VTC Academy.
Bài viết trên của vieclamcongnghe.com đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về cơ hội việc làm ngành công nghệ thông tin. Nếu bạn có nhu cầu tìm công việc trong lĩnh vực CNTT chất lượng, phù hợp với bản thân thì hãy truy cập ngay vieclamcongnghe.com. Chúc bạn thành công!