Nghề lập trình viên hiện đang có nhu cầu rất lớn trong kỷ nguyên công nghệ số 4.0 trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Công việc lập trình viên có thể mang đến cho người làm mức thu nhập rất tốt, cùng với đó là cơ hội phát triển sự nghiệp rộng mở.
Nghề lập trình viên cần làm những công việc gì?
Tùy theo vị trí lập trình viên đảm nhận cũng như lĩnh vực làm việc mà sẽ có những yêu cầu công việc cụ thể. Tuy nhiên về cơ bản nghề lập trình viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích nhu cầu, vấn đề của người sử dụng để có ý tưởng cho các thiết kế phần mềm, ứng dụng mới.
- Sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo nên chương trình, phần mềm, ứng dụng dựa theo nhu cầu của khách hàng và yêu cầu của đơn vị.
- Thực hiện cải tiến và nâng cấp các tính năng cho ứng dụng, phần mềm dựa trên nhu cầu phát sinh của người dùng.
- Kịp thời phát hiện và sửa chữa các lỗi trên phần mềm, ứng dụng để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của người dùng.
- Thử nghiệm phần mềm và ứng dụng, kết hợp với các bộ phận như IT, Content để đảm bảo được chất lượng cao nhất của sản phẩm công nghệ khi đến người dùng.
- Không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến các công nghệ, tính năng mới cho phần mềm hay ứng dụng của đơn vị.
Các vị trí công việc phổ biến của lập trình viên
Nghề lập trình viên được chia thành nhiều vị trí công việc khác nhau bao gồm:
Lập trình web
Công việc lập trình web còn được gọi là Web Developer có chức năng nhận toàn bộ dữ liệu trên web tĩnh từ bộ phận thiết kế web, để xây dựng một hệ thống website hoàn chỉnh. Theo đó, hệ thống website này có tương tác với cơ sở dữ liệu và người dùng thông qua ngôn ngữ máy tính.
Bên cạnh đó, người làm lập trình web còn có thể đảm nhận một số công việc khác như: quản trị web, kiểm tra và đo lường các chỉ số website, bảo trì, nâng cấp các tính năng… để website hoạt động tốt hơn.
Lập trình mobile
Công việc lập trình mobile còn được gọi là Mobile Developer đảm nhận việc xây dựng và phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành như Android, iOS…
Bên cạnh công việc xây dựng ứng dụng mobile thì người làm lập trình còn phải thường xuyên cải thiện ứng dụng này để đem lại cho người sử dụng trải nghiệm tốt nhất.
Lập trình Embedded
Để hiểu rõ hơn về nghề lập trình viên Embedded thì bạn cần hiểu được về hệ thống nhúng (Embedded System) bao gồm có: phần cứng (hardware), phần mềm (software) và phần sụn (firmware) có các nhiệm vụ cụ thể dựa trên bộ vi xử lý hoặc vi điều khiển như:
- Embedded software có chứng năng ghi vào bộ nhớ thiết bị, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như xử lý dữ liệu, tương tác với các thiết bị khác.
- Firmware là chương trình hướng dẫn được ghi vào bộ nhớ của thiết bị với từng nhiệm vụ cụ thể. Thực hiện các nhiệm vụ cấp thấp hơn Embedded software như: chuyển đổi tín hiệu cảm biến. Firmware thường không cần phải cập nhật như Embedded software.
Vậy người làm lập trình Embedded có nhiệm vụ sử dụng các ngôn ngữ lập trình để tạo ra các phần mềm Embedded software và firmware cho các thiết bị khác nhau như: đồ gia dụng, máy móc công nghiệp, ô tô, máy bay… Công việc này đòi hỏi kiến thức sâu rộng về phần mềm và hệ thống.
Lập trình cơ sở dữ liệu
Lập trình cơ sở dữ liệu còn được gọi là lập trình database có nhiệm vụ vận hành và phát triển các hệ thống lưu trữ thông tin của các đơn vị, công ty, doanh nghiệp.
Đối với nghề lập trình viên database yêu cầu người làm cần thường xuyên bảo trì, nâng cấp hệ thống để đảm bảo tính an toàn của các dữ liệu lưu trữ, không gây thất lạc thông tin.
Những cơ hội và thách thức đối với nghề lập trình viên
Nghề lập trình viên mang đến rất nhiều cơ hội việc làm, cùng mức thu nhập ổn định, tuy nhiên đi cùng với đó là cũng có nhiều thách thức đòi hỏi người làm cần vượt qua.
Cơ hội với nghề lập trình viên
- Nhu cầu tuyển dụng lớn: Nhu cầu nhân sự làm lập trình viên tại các công ty, doanh nghiệp là rất lớn bởi các đơn vị luôn có nhu cầu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, website hay thiết kế các ứng dụng riêng biệt cho đơn vị.
Lập trình viên có thể lựa chọn công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bên cạnh đó còn có thể nhận làm việc theo dự án hoặc freelance tại nhà để tăng thêm thu nhập.
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại: Các lập trình viên sẽ thường xuyên tiếp xúc và làm việc với các thiết bị công nghệ hiện đại sẽ có cơ hội được học hỏi và nâng cao kiến thức, kỹ năng mỗi ngày.
- Thu nhập hấp dẫn: mức lương đối với nghề lập trình viên thường có mặt bằng cao hơn so với nhiều ngành nghề khác. Đặc biệt đối với những lập trình viên có năng lực, kinh nghiệm làm việc thì sẽ một mức thu nhập rất lớn.
Các thách thức với nghề lập trình viên
- Áp lực công việc lớn: Lập trình viên luôn phải đối mặt với áp lực công việc rất lớn do có nhiều phần việc cần phải xử lý.
Người làm lập trình cũng cần thường xuyên phải cập nhật thông tin, các yêu cầu phản hồi của người dùng để hoàn thiện các sản phẩm của mình ngày một tốt hơn.
- Không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức công nghệ mới: Với sự phát triển mạnh mẽ của kỷ nguyên số như hiện nay các công nghệ luôn thay đổi theo từng ngày, đòi hỏi người lập trình viên phải không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức mới để ứng dụng vào trong công việc.
Nếu bạn không chịu học hỏi cập nhật các kiến thức công nghệ mới thì rất dễ bị tụt hậu lại phía sau và dễ dàng bị đào thảo bởi nghề lập trình viên có tính cạnh tranh rất cao.
Nghề lập trình viên yêu cầu những kỹ năng gì?
Nghề lập trình viên không chỉ đòi hỏi trình độ chuyên môn vững vàng mà còn yêu cầu các kỹ năng mềm bao gồm:
Yêu cầu trình độ chuyên môn
Để có thể làm công việc lập trình viên đòi hỏi người làm đã từng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học về các ngành học liên quan đến lập trình như: công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu…
Thành thạo ngoại ngữ
Yêu cầu đối với nghề lập trình viên đòi hỏi phải sử dụng được tiếng Anh ở mức cơ bản để có thể làm việc với các ngôn ngữ lập trình, nắm được giao diện của 1 chương trình lập trình.
Bên cạnh đó việc có thể thành thạo ngoại ngữ còn giúp người lập trình viên có thể tham gia vào các dự quốc tế, làm việc trong các công ty nước ngoài.
Yêu cầu các kỹ năng mềm
Để có thể phát triển với nghề lập trình viên thì ngoài yếu tố chuyên môn còn đòi người làm có các kỹ năng mềm cần thiết như sau:
- Kỹ năng phân tích: người làm lập trình cần có khả năng nắm bắt, phân tích các vấn đề một cách chính xác, chi tiết.
- Tư duy logic: Công việc lập trình đòi hỏi người làm phải luôn tư duy và thực hiện một cách logic, khoa học.
- Khả năng giải quyết vấn đề: Việc gặp lỗi ở các phần mềm hay ứng dụng là rất thường xuyên, đòi hỏi các lập trình viên cần phải biết cách tìm ra nguyên nhân và có khả năng giải quyết vấn đề chính xác, hiệu quả.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Công việc lập trình liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau, đòi hỏi người làm phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt để cho ra những sản phẩm cuối cùng tốt, phù hợp với đa số người dùng.
- Kỹ năng tự học: Thường xuyên tự cập nhật các kiến thức lập trình mới là yếu tố bắt buộc để bạn có thể thành công với nghề lập trình viên. Bạn có thể học hỏi các kiến thức từ đồng nghiệp hay qua sách vở, tài liệu, kiến thức trên internet…
Yêu cầu về tố chất
Một vài tố chất cần có đối với nghề lập trình viên bao gồm:
- Luôn tỉ mỉ, cẩn trọng: Tính chất của công việc lập trình viên đòi hỏi người làm phải luôn cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ nhất. Bởi chỉ sai sót 1 lỗi nhỏ có thể khiến cho sản phẩm, ứng dụng của bạn thất bại.
- Chăm chỉ, kiên nhẫn: Người làm lập trình cần phải chăm chỉ, không được nóng vội trong công việc để tránh dẫn đến các sai sót, lỗi về sản phẩm.
- Nhanh nhạy: Lập trình viên phải luôn nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc. Kịp thời cập nhật những sự thay đổi của công nghệ để ứng dụng công việc ngày một tốt hơn.
Mức lương của nghề lập trình viên là bao nhiêu?
Mức lương đối với nghề lập trình viên sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: trình độ năng lực chuyên môn, số năm kinh nghiệm làm việc, môi trường làm việc…
- Đối với lập trình viên có dưới 1 năm kinh nghiệm mức lương sẽ dao động từ 6 – 10 triệu đồng/ tháng.
- Đối với lập trình viên có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/ tháng
- Đối với lập trình viên có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm mức lương dao động từ 15 – 25 triệu đồng/ tháng
- Đối với lập trình viên có từ 5 – 7 năm kinh nghiệm mức lương dao động từ 25 – 35 triệu đồng/ tháng
- Đối với các vị trí quản lý mức lương sẽ dao động từ 35 – 50 triệu đồng/ tháng.
vieclamcongnghe.com tổng hợp các thông tin tuyển dụng vị trí việc làm lập trình từ các công ty tuyển dụng lớn và uy tín hàng đầu trên cả nước. Nếu bạn đang quan tâm và tìm kiếm công việc về nghề lập trình viên hãy truy cập ngay vieclamcongnghe.com để có được công việc phù hợp và mức thu nhập hấp dẫn.